Để rút ngắn thời gian phơi quần áo ngày nay nhiều gia đình đã sử dụng máy sấy quần áo để việc giặt giũ trở nên đơn giản hơn. Tuy vậy, nhiệt độ sấy nếu không điều chỉnh phù hợp thì quần áo sẽ dễ bị biến dạng, mất phom, nhăn nhúm hoặc gây co rút. Vậy làm thế nào để quần áo có thể quay về trạng thái ban đầu? Bài viết dưới đây của Minh Phương sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý quần áo bị co rút sau khi sử dụng máy sấy nhé!
Xem Nhanh Bài Viết
1. Nguyên nhân khiến quần áo bị co rút sau khi sử dụng máy sấy
Nếu vải quần áo bị co rút sau khi dùng máy sấy, nguyên nhân của tình trạng này đến từ những lý do sau:
- Hầu hết các loại hàng dệt và vải sẽ co lại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Thông thường, máy sấy quần áo tận dụng nhiệt để loại bỏ độ ẩm và làm khô quần áo. Do đó, khi cho trang phục sau khi sấy khô dễ bị co rút và nhăn nhúm.
- Cơ chế hoạt động của máy sấy ngoài sử dụng nhiệt độ chính là xoay quần áo nhằm làm khô triệt để. Chuyển động xoay vòng có thể khiến sợi vải co rút, dẫn đến quần áo bị mất phom.
2. Các bước xử lý quần áo bị co rút sau khi sử dụng máy sấy
- Bước 1: Luôn luôn kiểm tra nhãn chăm sóc trước
Một số loại vải không nên sấy khô bằng máy sấy quần áo. Do đó, bạn nên kiểm tra nhãn chăm sóc để xem quần áo có phù hợp với nhiệt độ sấy cao hay không trước khi cho vào máy.
- Bước 2: Chọn nhiệt độ nước lạnh trong quá trình sấy quần áo
Nhiệt độ ổn định nhất ở mức 30ºC. Tại mức nhiệt này, quần áo sẽ không bị nóng khi bạn cho vào máy sấy.
- Bước 3: Luôn sấy quần áo ở chế độ nhiệt thấp nhất
Tiếp xúc với nhiệt độ cao làm tăng khả năng quần áo bị co rút. Do đó, sấy quần áo ở chế độ nhiệt thấp nhất có thể là một cách đề xử lý và hạn chế vải quần áo bị co rút.
- Bước 4: Tránh kéo dài thời gian sấy khô
Điều này chỉ khiến trang phục thêm mất phom, do thời gian sấy khô quá dài.
- Bước 5: Luôn cố gắng sấy quần áo trong một chu kỳ
Sử dụng máy sấy quần áo nhiều hơn một lần sẽ khiến các sợi vải bị “kích ứng” ngày càng nặng hơn.
- Bước 6: Chú ý xả hết nước trong máy sấy quần áo ngay sau khi chu trình kết thúc
Sau khi sấy khô quần áo, bạn nên treo hoặc gấp đồ để giữ dáng như ban đầu.
3. Chi tiết cách xử lý một số loại quần áo vị co rút sau khi sử dụng máy sấy
Đối với áo thun
- Bước 1: Chuẩn bị bồn đựng nước
Chuẩn bị 1 lít nước ấm cho và bồn để ngâm ngập quần áo. Bạn cần đảm bảo nước ấm để đạt hiệu quả làm giãn sợi vải. Đồng thời cũng tránh chọn nước lạnh vì chúng không giúp bạn làm giãn quần áo, còn nếu sử dụng nước quá nóng sẽ làm quần áo bị co rút và hư hỏng.
- Bước 2: Cho lượng dầu xả/gội thích hợp
Cho 1 muỗng (15ml) dầu gội dành cho em bé hoặc dầu xả vào nước, có thể dùng dầu xả dịu nhẹ bất kỳ, nhưng dầu gội dành cho em bé vẫn dịu nhẹ nhất cho vải, cứ pha theo tỉ lệ 1 lít nước: 1 muỗng dầu gội.
- Bước 3: Cho quần áo vào ngâm
Ngâm quần áo trong nước ấm đã chuẩn bị khoảng 30 phút. Đảm bảo quần áo chìm hết trong nước khi ngâm.
- Bước 4: Vắt khô quần áo
Ở bước này bạn cần cuộn quần áo và dùng lực để vắt hết nước trong quần áo.
- Bước 5: Cuộn quần áo trong một chiếc khăn to
Bạn trải một chiếc khăn sạch, khô trên mặt phẳng và đặt quần áo lên đó, đảm bảo quần áo được đặt vừa vặn trong khăn. Tiếp theo, bạn từ từ cuộn một góc khăn lại, giữ quần áo trong khăn khoảng 10 phút.
Chú ý đừng để quá lâu vì sợi vải sẽ giảm nhiệt khiến bạn gặp khó khăn trong việc kéo giãn.
- Bước 6: Dùng tay kéo giãn quần áo để khôi phục lại hình dạng ban đầu
Kế đến, bạn mở khăn và chuyển quần áo sang chiếc khăn khô thứ hai được trải trên mặt phẳng, dùng tay kéo thẳng các mép của quần áo còn ướt, hãy nhẹ nhàng để tránh làm hỏng sợi vải.
Lưu ý:Để ước tính chính xác kích cỡ và hình dáng của trang phục cần xử lý, hãy cắt một hình mẫu. Bạn sẽ tìm trang phục có kích cỡ tương tự và dùng để cắt mẫu trên giấy nến.
Sau đó, đặt trang phục lên mẫu trong khi dùng tay kéo giãn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kéo giãn quần áo, hãy dùng nhanh chế độ hơi nước trên bàn là. Hơi nước sẽ làm mềm chất liệu vải cứng.
- Bước 7: Giữ cố định quần áo bằng sách và vật nặng khác
Lần lượt xử lý từng phần của quần áo để bạn có thể giữ cố định chúng trong khi khôi phục hình dạng. Nếu không có sách nặng, bạn có thể dùng đồ chặn giấy, cốc cà phê hoặc bất kỳ thứ gì.
Quần áo của bạn phải được đặt dưới những vật nặng để tránh tình trạng xê dịch.
- Bước 8: Giặt và phơi quần áo một lần nữa nếu cần
Nếu muốn quần áo khô nhanh hơn, bạn có thể treo quần áo lên giàn phơi, móc treo quần áo hoặc đặt tại khu vực ngoài trời, tuy nhiên bạn cần để quần áo tránh sức nóng và ánh nắng trực tiếp. Bên cạnh đó, nếu muốn quần áo của bạn thật sự sạch hết dầu gội, bạn có thể giặt quần áo bằng tay như thường lệ.
Lưu ý: Bạn cần để ý đến tình trạng của quần áo trong khi phơi. Trọng lực sẽ phần nào kéo quần áo xuống, đặc biệt là khi vẫn còn ướt. Đây là yếu tố giúp cho quần áo giãn ra.Nếu quần áo vẫn chưa giãn như bạn mong muốn, hãy lặp lại thao tác xử lý trên. Có lẽ bạn cần thực hiện việc này nhiều lần nếu quần áo bị co rút nhiều.
Đối với vải len
- Bước 1: Chuẩn bị bồn đựng nước
Chuẩn bị 1 lít nước ấm cho và bồn để ngâm ngập quần áo. Tương tự bạn cần đảm bảo nước ấm để đạt hiệu quả làm giãn sợi vải.
- Bước 2: Cho lượng hàn the/giấm thích hợp
Dùng khoảng 2 muỗng (30ml) hàn the hoặc giấm nếu quần áo bị co rút nhiều, theo tỉ lệ 1 phần giấm trắng : 2 phần nước.
- Bước 3: Ngâm quần áo bị co rút trong dung dịch khoảng 30 phút
Lúc này quần áo sẽ được ngâm trong hỗn hợp hàn the hoặc giấm. Hãy chờ đến khi quần áo mềm hơn để dễ kéo giãn, bạn có thể bắt đầu kéo giãn quần áo trong khi ngâm, nhưng hãy lưu ý vẫn giữ quần áo trong nước.
- Bước 4: Vắt khô nước trong quần áo
Hãy thao tác nhẹ tay để tránh làm hỏng quần áo, cuộn quần áo lại và bóp nhẹ để làm giảm lượng nước. Như vậy, quần áo vẫn ướt nhưng không còn chảy nước.
Nhưng bạn đừng vội xả sạch quần áo ngay lúc này vì sẽ làm mất đi hiệu quả của hàn the hoặc giấm.
- Bước 5: Cho khăn vào quần áo để làm khô
Cuộn vài chiếc khăn tắm thấm hút tốt rồi cho vào bên trong quần áo bị co rút, cần sắp xếp vị trí của khăn để chúng giúp định hình quần áo.
Bạn cần cuộn nhiều khăn đến khi đủ để đưa quần áo trở lại hình dạng ban đầu.
- Bước 6: Hong khô quần áo ngoài trời ít nhất 15 phút
Đặt khăn trong quần áo khoảng 30 phút để làm khô quần áo. Hãy xếp thêm một ít khăn bên dưới và bên trên quần áo để đẩy nhanh quá trình làm khô.
- Bước 7: Treo quần áo để hoàn tất quá trình hong khô, rồi giặt lại nếu cần
Treo quần áo đã được làm khô với khăn và chuyển quần áo ra ngoài trời nhưng tránh sức nóng và ánh nắng trực tiếp. Bạn cũng có thể dùng giàn phơi quần áo nếu cần.
Sau khi quần áo khô, bạn có thể giặt tay với nước lạnh nếu cảm thấy quần áo không mềm và mịn như ban đầu.
Đối với quần Jean
- Bước 1: Chuẩn bị bồn đựng nước ấm
Làm đầy bồn rửa tay (chậu, thau, bồn tắm…) với nước ấm.
- Bước 2: Mặc quần jean để bắt đầu quá trình kéo giãn
Sau khi mặc quần jean, bạn sẽ kéo khóa kéo và gài nút nếu có thể. Nếu không thể mặc vừa quần jean, bạn sẽ phải giặt quần bằng tay.
Làm giãn quần sẽ dễ dàng hơn nếu có thể mặc vừa quần jean, nhưng đừng cố mặc quần jean nếu cảm thấy quá chật.
- Bước 3: Ngâm quần jean trong nước khoảng 15 phút
Nước làm mềm quần jean và vì bạn đang mặc quần jean nên quần sẽ tự động giãn ra. Phải ngồi yên khá lâu nhưng phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả khi bạn chịu khó ngồi trong bồn tắm.
Hãy ngâm quần jean trong nước ít nhất 10 phút hoặc đến khi nước lạnh.
Lưu ý:Phần quan trọng nhất là ngâm quần jean một cách cẩn thận. Sau khi quần jean đã ướt hoàn toàn, sợi vải sẽ dễ xử lý hơn. Nếu bạn chưa sẵn sàng để ngâm mình trong nước, hãy làm ướt quần jean khoảng 10 – 15 phút trong bồn rửa tay hoặc dùng bình xịt.
- Bước 4: Mặc quần jean khoảng 1 tiếng hoặc kéo giãn bằng tay
Cách đơn giản nhất để làm giãn quần jean khi bị co rút là mặc vào người, bạn có thể cởi quần jean và kéo giãn các mép quần. Cố gắng kéo giãn quần jean một cách nhẹ nhàng.
Nếu bạn chọn cách mặc quần jean, hãy vận động càng nhiều càng tốt. Các động tác như đi loanh quanh, chạy bước nhỏ, kéo giãn cơ hoặc thậm chí nhún nhảy sẽ giúp làm giãn sợi vải.
Tập trung vào những chỗ cần được kéo giãn. Ví dụ, nếu phải xử lý phần lưng, bạn sẽ uốn và kéo vị trí này.
- Bước 5: Cởi quần jean và phơi khô
Bạn cần treo quần jean lên dây phơi hoặc giàn phơi quần áo. Hãy phơi quần jean ở nơi không có sức nóng và ánh nắng trực tiếp nhưng thoáng mát để hong khô quần. Trong khi phơi quần jean, trọng lực sẽ kéo quần jean xuống giúp cho quần giãn nhiều hơn.
Lưu ý: Không cho quần jean vào máy sấy. Sức nóng thường khiến quần áo co rút. Ánh nắng trực tiếp có thể làm phai màu quần jean.
Đối với áo sơ mi
- Bước 1: Hòa nước với dầu xả tóc hoặc những loại dầu gội dành cho em bé
Tiến hành hòa hỗn hợp theo tỉ lệ 1 lít nước : 15 ml dầu xả dịu nhẹ sau đó khuấy đều cho chúng tan đều. Sau đó, bạn ngâm quần áo trong nước xà phòng, cần lưu ý rằng bạn phải ngâm ngập trong nước và kéo dài chừng 30 phút để đảm bảo sợi vải sẽ được kéo giãn dưới nước.
- Bước 2: Vắt khô quần áo
Sau khi ngâm trong xà phòng xong thì tiếp tục vắt khô quần áo. Tuy nhiên đa số mọi người đều lầm tưởng và thực hiện sai cách khiến trang phục của mình trở nên càng tồi tệ hơn.
Vì vậy, cần lưu ý:Nên vắt áo sơ mi bằng cách vo tròn chứ không nên vặn chúng dễ làm cho sợi vải nhăn hơn.
Dùng một số mẹo nhỏ như vắt quần âu, sơ mi bằng chiếc khăn mặt đặt trang phục vào trong đó cuộn tròn rồi vắt sạch.
- Bước 3: Phơi áo sơ mi
Tiến hành kéo căng bộ đồ của mình ra, giũ phẳng và treo lên kệ để phơi khô chúng. Nên chú ý rằng nên phơi những loại quần áo này ở nơi có nhiệt độ vừa phải, tránh ánh nắng tiếp xúc trực tiếp khiến sợi vải co lại.
4. Những loại vải nên và không nên sử dụng cho máy sấy quần áo
Theo nguyên tắc chung, một số loại vải nên tránh sấy khô bao gồm vải mỏng cashmere, lụa và ren. Ngoài ra, bạn cũng nên thận trọng với những chất liệu vải như len và da lộn, hạn chế làm nước dính lên các bề mặt vải này. Vải cotton, vải lanh và denim là các loại vải tự nhiên, có độ cứng thích hợp với việc sử dụng máy sấy.
Vậy, vải polyester có bị co rút trong máy sấy không? Câu trả lời là không! Các chất tổng hợp như polyester, nylon và acrylic đều an toàn khi sấy khô, mặc dù ở nhiệt độ cao chúng vẫn sẽ có nguy cơ bị co rút.
Tốt hơn hết, bạn nên đọc kỹ nhãn mác về hướng dẫn sấy khô mà nhà sản xuất khuyên dùng. Hoặc nếu có thể, bạn nên phơi quần áo trong không khí nhằm đảm bảo sợi vải luôn an toàn cũng như bền lâu.
Trên đây là những chia sẻ của Minh Phương về cách xử lý quần áo bị co rút sau khi sử dụng máy sấy. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp bạn xử lý quần áo bị co rút nhà mình một cách hiệu quả nhất nhé!
>>> Tham khảo những mẫu máy sấy quần áo đang được bán tại Minh Phương
nguồn ST: kho điện máy online