Làn da trẻ sơ sinh còn yếu nên dễ nhiễm các bệnh về da, vì vậy các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý đến quần áo của bé. Bên cạnh đó và những mùa mưa ẩm ướt, mẹ muốn sấy quần áo của bé để nhanh khô, đỡ mất công phơi đồ nhưng vẫn đang phân vân không biết có nên sấy quần áo cho bé không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Minh Phương, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin và lưu ý khi sử dụng máy sấy quần áo trẻ sơ sinh nhé!
Xem Nhanh Bài Viết
1. Sau khi giặt có nên sử dụng máy quần áo trẻ sơ sinh?
Câu trả lời là Có và dưới đây là lợi ích khi sử dụng máy sấy thay vì sử dụng biện pháp phơi nắng thông thường.
– Quần áo của bé được sấy khô nhanh và khử trùng hiệu quả
- Việc sấy quần áo ngay sau khi giặt không những giúp đồ nhanh khô hơn mà còn có công dụng khử trùng hiệu quả nữa đó mẹ. Bởi lẽ, hại khuẩn bám trên quần áo sẽ không thể tồn tại được trước nhiệt độ cao (khoảng 100 – 200 độ) khi sấy.
– Bảo vệ quần áo của bé
- Phơi đồ trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời là biện pháp hong khô được áp dụng rất nhiều. Tuy nhiên, đây không phải cách tốt nhất để làm khô quần áo cho bé cưng.
- Cách này có nhược điểm khiến quần áo dễ bám bụi, tia UV trong ánh nắng còn làm sợi vải nhanh bị mòn, thô cứng và xù lông. Trong quá trình móc treo đồ cũng để lại nhiều nếp gấp, mất form quần áo.
- Sấy khô thì ưu việt hơn hẳn, nó sẽ hong khô đồ của bé rất nhanh và hoàn toàn không chứa tia cực tím gây hại nên độ bền của quần áo sẽ lâu hơn.
– Hạn chế được nấm mốc và những vi khuẩn gây hại
- Làn da của bé sơ sinh rất đỗi mong manh, mà quần áo lại tiếp xúc trực tiếp với bé 24/24 giờ. Thế nên bạn cần phải đảm bảo đồ của bé luôn sạch sẽ, mềm mại.
- Những ngày trời mưa, không thể phơi nắng được mà giặt xong chỉ có thể để trong nhà khiến quần áo bị ẩm ướt. tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc bám vào làm bé bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khi mặc đó ạ.
- Chính vì thế, bạn nên đổi sang sấy khô đồ cho bé cưng để đám hại khuẩn không có bất cứ cơ hội nào xâm nhập gây hại cho bé, nhất là vào những ngày thời tiết ẩm ương, mưa nắng thất thường.
– Giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức
- Đặc biệt, việc sấy khô quần áo rất đơn giản và ít tốn công sức. Bạn chỉ việc bỏ đồ vào máy rồi mở chế độ sấy là xong, chẳng cần lỉnh kỉnh mang cả mớ quần áo đi treo lên sào, phơi.
– Tiết kiệm được không gian phơi đồ
- Xu hướng ở chung cư đang ngày càng phổ biến. Nếu bạn đang ở chung cư cũng biết là ban công rất nhỏ hẹp, mỗi lần phơi đồ chỉ phơi được vài bộ, thu vào phơi ra có khi hết cả ngày.
- Sử dụng máy sấy quần áo sẽ “đánh bay” nỗi lo này của bạn trong một nốt nhạc. Chỉ cần bỏ đồ vào máy sấy là xong, đồ khô thì xếp gọn lại cho bé mặc, siêu tiện lợi.
2. Hướng dẫn sấy khô quần áo trẻ sơ sinh bằng máy sấy quần áo
- Bước 1: Đầu tiên, bạn chọn chế độ sấy. Đa số quần áo của bé là chất liệu cotton mỏng mịn nên mẹ ưu tiên chọn chế độ sấy khô tự động.
- Bước 2: Điều chỉnh thời gian hẹn giờ sấy lên 30 phút với khối lượng đồ sấy 8kg và tăng lên 50 phút cho lượng đồ từ 12 – 15kg. Sau đó bạn đóng nắp máy lại, bấm khởi động và đợi đồ khô thôi nào.
- Bước 3: Sau khi sấy xong, máy sẽ kêu ting ting báo hiệu, bạn mở nắp sấy, đợi 3 – 5 phút rồi lấy quần áo ra, gấp gọn lại rồi bỏ vào tủ cho bé yêu mặc dần nhé.
3. Lưu ý khi chọn mua máy sấy quần áo trẻ sơ sinh
Giặt sạch đồ trước khi cho vào máy sấy
- Sấy luôn là công đoạn sau khi giặt giũ, nếu bạn giặt đồ chưa sạch thì dù máy sấy có xịn sò cỡ nào cũng không tiêu diệt hết hại khuẩn được đâu.
- Do đó, bạn cần lưu ý giặt đồ thật sạch rồi mới cho vào máy sấy để tăng cường khả năng khử khuẩn, đảm bảo đồ luôn sạch sẽ khi bé mặc lên người.
Lựa chọn nước giặt chuyên dụng cho trẻ sơ sinh
- Đặc biệt, bạn cần lựa chọn loại nước giặt chuyên dụng dành cho bé sơ sinh với thành phần lành tính để đảm bảo an toàn nhất cho làn da non nớt của con nhé.
Phân loại quần áo trước khi sấy
- Luồng hơi nóng trong máy sấy di chuyển vòng tròn và không tránh khỏi việc nó đi từ quần áo này sang quần áo khác. Nếu bạn không phân loại trước khi sấy, đặt đồ màu sắc chung với đồ trắng thì rất dễ bị dính lem ra, gây mất thẩm mỹ và làm hư hỏng đồ.
- Ngoài ra, việc đặt đồ dày chung với đồ chất liệu mỏng trong cùng một chế độ sấy sẽ làm đồ khô không đều, cái còn ướt cái nhăn nhúm.
Không sấy quần áo dính dầu mỡ, dầu bôi trơn bằng máy
- Sau khi sấy, luồng nhiệt trong máy sẽ chưa bay hết mà ngưng đọng lên thành máy, 1 – 2 tiếng sau mới khô hoàn toàn.
- Vì thế, nếu bạn sấy quần áo dính dầu mỡ, dầu bôi trơn bằng máy, các chất này sẽ dễ dính vào máy, làm bẩn quần áo ở những lần sấy sau.
Không sấy các loại quần áo chất liệu nilon, có dính kim loại
- Đối với những bộ quần áo của bé có nhiều phụ kiện trang trí bằng kim loại hoặc chất liệu nilong bạn không nên sấy bằng máy.
- Vì nhiệt độ cao sẽ làm chúng biến dạng, gây hư hỏng đồ và nếu rơi rớt kim loại ra ngoài sẽ làm máy dễ bị hỏng hóc.
Trên đây là những thông tin về việc “Có nên sấy quần áo trẻ sơ sinh hay không?” mà Minh Phương đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm những khinh nghiệm trong quá trình sử dụng máy sấy quần áo trẻ sơ sinh nhé!
Xem thêm bài viết: Quần áo có bạc màu khi dùng máy sấy không?
nguồn ST: kho điện máy online